Núi Ông hay Núi Đá Bia, Thạch Bi Sơn tọa lạc ở khu vực phía Nam tỉnh Phú Yên, ở phía bắc dãy núi Đèo Cả, hiện là xã Hòa Xuân Nam. Không những sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà núi Ông còn có một tấm bia đá có thể nhìn thấy từ phía xa, gắn với những sự tích kỳ bí. Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa

Ngọn núi có độ cao khoảng hơn 706m, sở hữu một tảng đá bia to lớn cao khoảng 80m, có hình thù kỳ lạ đứng từ phía xa mà bạn vẫn có thể nhìn thấy rất rõ. Kỳ lạ là vào lúc sáng sớm hay chiều đến sẽ có những đám mây trắng che phủ xung quanh hình thành nên cảnh vật vô cùng huyền bí, hút mắt.

Hệ sinh thái ở đây rất đa dạng với rất nhiều động vật hoang dã và thực vật đặc trưng của rừng nhiệt đới. Từ đỉnh núi Đá Bia, du khách có thể chiêm ngưỡng rất nhiều địa danh nổi tiếng như: vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), biển Hồ, đập Hàn, bãi Môn - mũi Điện, núi Hiềm, đèo Cả, bãi Bàng, vịnh Vũng Rô, …

Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa

Vị trí Núi Ông

  • Cách từ Tp Tuy Hòa: 23 km
  • Phương tiện di chuyển: ô tô, xe máy
  • Thời gian di chuyển: khoảng 45 phút

Đặc điểm 

  • Cảnh quan xanh – thoáng – rộng – đẹp.
  • Không gian yên tĩnh rất thích hợp nghỉ dưỡng.
  • Giá cả bình dân

Các trò chơi, hoạt động trải nghiệm

  • Tham quan các thắng cảnh

  • Check - in, chụp hình

Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa

Nơi ở

  • Cắm trại hoặc xin nghỉ nhà dân

 Nơi ăn uống

  • Các món tự chuẩn bị, hoặc các đặc sản nơi đây

  • Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa
  • Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa

Giá vé

  • Vé tham quan: miễn phí

Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa

Truyền thuyết về núi Ông

Núi Ông còn gắn liền với một sự kiện lớn của dân tộc dưới triều đại nhà Lê ở thế kỷ XV. Năm 1471, trong một lần đích thân ngự giá thân chinh để tấn công Chămpa, Lê Thánh Tông đã nghỉ lại tại chân núi. Ngài ra lệnh cho quân lính trèo lên khắc tên với dòng chữ ghi rõ cương vực Đại Việt (Việt Nam ngày nay) ngay chính nơi này. Do đó, người dân cũng quen gọi nơi đây là núi Đá Bia.

Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi chú “Núi Thạch Bi ở Phú Yên từ nay sẽ được xem là chỗ phân định 2 vùng với Chiêm Thành.” Ngọn núi này cao hơn hẳn so những ngọn núi khác. Khi vui Thánh Tông chiếm được Chiêm Thành, đã lấy đất đặt thành xứ Quảng Nam. Cho người lập dòng dõi vua Chiêm Thành cũ, từ ấy phong trào đưa đất từ núi nhanh chóng rầm rộ.

Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa

Vua cho người tạc đỉnh núi và lập bia làm địa giới với phần mặt hướng về phía Nam và phần lưng quay về phía Bắc. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng này còn được ghi lại trong rất nhiều sử sách như: Phương đình dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí, Địa dư tỉnh Phú Yên, Hoàng Việt dư địa chí, Xứ Đàng Trong và Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

Những dòng chữ trên văn bia hiện đã bị mài mòn đi theo thời gian, mỗi tài liệu lại có ghi chép khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có 3 nội dung chính là:

  •  “An Nam quá thử, tướng tru binh chiết - Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong.”

  •  “ An Nam chiếm đóng nơi này, tướng chết quân tan - Chiêm Thành chiếm đóng nơi này, binh thua nước mất.”

  •  Dĩ nam Chiêm Thành - Dĩ Bắc dân triều mệnh Việt Nam”

Và cũng có tài liệu khác ghi rằng, thực chất trên văn bia chỉ khắc tên niên hiệu của vua Lê Thánh Tông là hai chữ “Hồng Đức” mà thôi.

Núi Ông - Cổ tích chuyện xưa

Còn tương truyền rằng, từ xưa, với người dân sinh sống ở đây, núi Đá Bia còn được gọi là Lingaparvata, ngọn núi linh thiêng. Lingaparvata trong tín ngưỡng của người Chăm lại có nghĩa là Linga - đấng đại sơn thần, đây là một vị thần Siva đầy kính trọng.

Đến năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thợ tạc tượng hình dãy núi Đại Lãnh, gồm núi Đá Bia vào trong Tuyên Đỉnh - Là một trong 9 chiếc đỉnh đồng đang được đặt trong Thế Miếu ở Đại Nội kinh thành Huế.

Với những tài liệu lịch sử oai hùng, cảnh quan thiên nhiên cùng hệ sinh thái đa dạng, đặc biệt, năm 2008, núi Đá Bia đã được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia.

Tin tức tiêu biểu
  • Huyền thoại Tháp Nhạn Phú Yên
    Huyền thoại Tháp Nhạn Phú Yên
    Tháp Nhạn Phú Yên nổi tiếng với nhiều điều huyền bí chưa được giải đáp, gần bên bờ bắc sông Đà Rằng và quốc lộ 1A. Đây là nơi thờ cúng thần linh của người Chăm Cổ
  • Nhà thờ Mằng Lăng cổ kính trong lòng Phú Yên
    Nhà thờ Mằng Lăng cổ kính trong lòng Phú Yên
    Nhà thờ Mằng Lăng là 1 di tích lịch sử nổi tiếng của vùng đất “Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”. Nơi đây thu hút du khách bởi lối kiến trúc Châu Âu độc đáo và ấn tượng và cổ kính. Hãy cùng Vietsense Travel khám phá ngay vẻ đẹp của địa điểm này nhé.
  • Kinh nghiệm du lịch ghềnh Đá Đĩa
    Kinh nghiệm du lịch ghềnh Đá Đĩa
    Ghềnh đã đĩa tại Việt Nam là một trong 4 ghềnh đá đĩa có mặt trong thế giới, đã trở thành một thắng cảnh bạn nhất định phải ghé thăm
  • Chiêm Ngưỡng Tuyệt Tác Ghềnh Đá Đĩa Ở Phú Yên
    Chiêm Ngưỡng Tuyệt Tác Ghềnh Đá Đĩa Ở Phú Yên
    Xứ Nẫu Phú Yên, mảnh đất hoa vàng treen cỏ xanh được mệnh danh là thiên đường du lịch mới của Việt Nam. Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh sắc bãi biển tuyệt đẹp, Phú Yên còn là nơi tồn tại những dấu tích đầy thú vị của kiến tạo địa chất trên trái đất, hình thành nên những danh thắng tuyệt đẹp đầy độc đáo, một trong số đó phải kể đến Ghềnh Đá Đĩa.
Copyright dulichphuyensense.com
Top